357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Các khoản chi phí khi du học tại Pháp

Mục lục bài viết

    CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHI DU HỌC TẠI PHÁP

    Với bất cứ một bạn sinh viên nước ngoài khi du học Pháp đều có ý nghĩ trong đầu là làm sao để có sinh sống tại Pháp mà không tốn quá nhiều tiền. Vì mỗi cá nhân từng bạn sinh viên không phải ai cũng có thể chi trả và tự lo được chi phí cho bản thân. Hiểu được vấn đề này, trung tâm du học Pháp Phương Nam Education sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống sinh hoạt và các chi phí phát sinh khi sinh sống tại đất nước xinh đẹp hình lăng trụ này.

    Chi phí sinh hoạt tại Pháp thường rơi vào khoảng 400-500€ /tháng (10 triệu -12 triệu VND) nếu các bạn chọn học tại các thành phố nhỏ, trung bình và các tỉnh lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn chọn học ở Paris, chi phí sẽ cao hơn khoảng 800-1000€/ tháng (khoảng 15tr - 20tr VND) tùy thuộc vào mức sinh hoạt của mỗi người. Lí do là vì tiền thuê nhà ở đây đắt đỏ hơn nhiều so với các thành phố khác. Đối với những bạn mới đến Pháp, chi phí 3 tháng đầu sẽ gấp 3 lần do phải nộp tiền đặt cọc nhà, bảo hiểm, chi phí ghi danh tại đại học.

    Học phí

    Hệ thống trường đại học của Pháp có 2 loại đó là trường công và trường tư. Chi phí học ở trường tư luôn luôn lúc nào cũng cao hơn. Các trường tư sẽ có học phí rơi vào khoảng 4500 – 10000€ /năm (111 triệu– 246 triệu VND). Đối với chương trình tiếng anh, chi phí 1 năm học tại trường tư sẽ từ 6000€ (144 triệu VND). Nếu chọn học tại các trường công, thường là các trường tổng hợp, con số này vào khoảng 185 – 600€ /năm (10 triệu–15 triệu VND) do chính phủ Pháp hỗ trợ về học phí đến 90% và chúng ta chỉ phải trả phí ghi danh. Chính sách chi trả học phí này của Pháp áp dụng cho tất cả sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế nhằm thu hút các sinh viên theo học tại đây.

    Học phí của trường Đại học Pháp năm 2015 cụ thể như sau

    Bằng Đại học: 185 € ~ 4.5 triệu

    Bằng Thạc sĩ: 256 € ~ 6.3 triệu

    Bằng Kỹ sư: 610 € ~ 15 triệu

    Bằng Tiến sĩ: 391 € ~ 9.6 triệu

    Chi phí đi lại

    Ở Pháp có các phương tiện công cộng như bus, tramway, metro, xe đạp công cộng,… Nước Pháp có một mạng lưới đường sắt hiện đại và thuận tiện, đặc biệt là nhờ vào các tuyến đường sắt cao tốc. Với tàu cao tốc, đi từ Lille, cực bắc của Pháp đến Marseille, cực nam, (khoảng 1000 km) cũng chỉ hết có 4 giờ tàu. Tàu siêu tốc cũng giống như máy bay ở Việt Nam, có loại vé rẻ và đặt trước sẽ được giảm giá. Đối với các phương tiện như bus và metro giá vé chỉ 1.5 euro/vé (khoảng 35000 đồng).

    Đặt chân đến Pháp, cứ cách vài trăm mét hoặc cây số, lại thấy một bãi xe đạp công cộng tại vỉa hè các con phố mà không cần có người trông coi (vélib - vélos en libre - service). Hình thức phương tiện giao thông tại Pháp này rất dễ để sử mà không mất quá nhiều tiền để di chuyển mà bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng được. Thỉnh thoảng lại có vị khách đến cà thẻ lấy xe đi, rồi một vài người đến trả xe. Chi phí cho 1 ngày thuê xe đạp là 4.5 euro (100 000 đồng) và 22.5 euro ( 500 000 đồng.).Tất cả các phương tiện giao thông công cộng đều làm vé năm và giá vé dành cho sinh viên sẽ được giảm từ 25-50 % tuỳ theo từng thành phố.

    phuong tien giao thong tai Phap

    TGV (train à grande vitesse) - một loại phương tiện được người Pháp yêu thích vì tốc độ và chất lượng tốt.

    Chi phí ăn uống

    Về việc chi phí ăn uống, tùy vào mức độ sinh hoạt, chi phí sẽ dao động từ 150 -200 €/tháng (3,5 - 5 triệu/tháng). Đặc biệt, nếu muốn mua đồ ăn Việt Nam, các bạn nên liên hệ với các tổ chức, cộng đồng người Việt Nam để mua được sản phẩm chất lượng và giá rẻ hơn. Ở Pháp có hệ thống RU ( Restaurant Universitaire) giống như cantine sinh viên ở Việt Nam thuộc Cơ quan quản lí trường học cấp vùng (CROUS) quản lý. Giá cả rất phù hợp với sinh viên chỉ từ 3 - 3,5€ (75 000 đồng). Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn tại các nhà hàng, quán cà phê. Giá cả có thể từ khoảng một chục euro (250 000 đồng) cho một bữa ăn đầy đủ (gồm món vào bữa, món chính, tráng miệng).

    chi phi an uong tai phap

    Bạn có thể ăn uống tại RU (Restaurant Universitaire) để tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

     

    Mặt khác, Du học sinh có thể chọn hình thức nấu ăn tại nhà. Đa số du học sinh Việt mua đồ ăn Việt Nam, hoặc đồ châu Á, cho dễ nuốt. Đồ ăn Âu chỉ được sinh viên ta đoái hoài khi party hoặc thỉnh thoảng đổi món, chứ quyết không đổi khẩu vị. Nơi N.Hạnh (Đại học Paris 5) ở, có 2 cửa hàng bán đồ châu Á, một của người Pháp và một của một cặp vợ chồng trẻ Việt kiều. Trong căng tin trường Hạnh học cũng có nhiều món, nhưng với những bạn nào không quen thì rất khó ăn vì toàn các món như salad trộn phomát rồi súp khoai tây, mấy cái món bánh mì với pho mát kẹp thịt nguội... nên đồ ăn châu Á vẫn được ưu tiên hơn cả. Pháp còn dễ, ở nhiều nước châu Âu khác, các cửa hàng kiểu này thường tập trung ở các thành phố lớn, khiến cho việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện.
    Trong khi đó gạo Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...bên này đủ cả, trong đó gạo mình rẻ nhất, chỉ khoảng 30 nghìn/cân. Những rau gia vị ăn kèm như húng, thơm, kinh giới... không chỉ ở Pháp mà ở các nước châu Âu thật sự rất hiếm và đắt".

    Đồng thời, khi là Du học sinh các em phải tự lực cánh sinh kể cả trong chuyện ăn uống. Lúc trước còn ở nhà, các em không phải làm gì cả. Khi sang Pháp, các em thay đổi rất nhiều biết tự chăm sóc cho bản thân. 
    Hai năm học tập tại Pháp, Mỹ Lan thay đổi từ một thiếu nữ vụng về thành cô gái yêu thích việc bếp núc. Mỗi ngày dù học một hay hai ca, Lan vẫn tranh thủ tự nấu cho mình những bữa cơm ngon, đủ chất và trang trí đẹp mắt. Các công đoạn sơ chế thực phẩm, nấu nướng và bày biện không chiếm của cô quá nhiều thời gian. Những lúc vội, Lan chỉ cần 30-45 phút để vào bếp. Khi thong thả, nữ du học sinh Pháp dành cả ngày tìm hiểu các công thức nấu ăn mới. Trong dịp về thăm nhà gần đây, em đã khiến ba mẹ "lác mắt" vì trước đó hay chê con gái: "Biết gì mà nấu, động vào hỏng hết lại mất công người khác dọn dẹp".

    My Lan là con út trong gia đình nên được cưng chiều. Từ nhỏ, cô không biết nấu nướng và không mặn mà với công việc giàu nữ tính này. Những ngày đầu ở Pháp, cô tân sinh viên chủ yếu ăn đồ ăn nhanh. Khoảng một tháng, em không thể tiếp tục vì đồ ăn nhanh quá ngán, thức ăn trong nhà hàng lại đắt đỏ. Cô gái quê TP.HCM nghĩ tới việc tự nấu ăn tại nhà và bắt đầu học nội trợ từ đó.

    Trong 1-2 tuần đầu, Lan "khổ sở" vì phải ăn những món rất tệ do mình nấu. Dù đã chọn những món đơn giản như cơm chiên, canh chua, súp rau củ... thành phẩm của cô vẫn ở mức dưới trung bình.Em lang thang trên các diễn đàn nấu ăn, học qua Youtube, lưu lại những công thức nấu ngon mà tiết kiệm. Sau vài tuần, nữ du học sinh đã có bữa tối đầu tiên với cơm không nát, rau không quá lửa.

    Ban đầu, việc nấu ăn của Lan luôn bám sát công thức. Cô đong đếm từng thìa gia vị để không bị mặn hay nhạt quá. Khi đã thuần thục hơn, Em linh hoạt thêm bớt nguyên liệu để món ăn hợp khẩu vị và tiết kiệm chi phí. Lúc cải thiện được tốc độ nấu, 9X có thời gian bày biện, trang trí đẹp mắt hơn. Dần dà, việc nấu ăn mang đến cho Lan cảm giác vui vẻ, phấn khích như theo đuổi một môn nghệ thuật. Cô vào bếp bằng đam mê, thay vì nấu ăn cho no bụng như trước. Ở một mình nhưng Lan rất ít khi bỏ bữa. Mỗi ngày không cầm vào dao thớt, cô gái quê Long An thấy khó chịu.

    nau_an_tai_nha_du_hoc_phap
    Một bữa ăn tự chuẩn bị và đầy đủ dinh dưỡng của du học sinh tại Pháp.



    Đều đặn mỗi tuần, Lan đi siêu thị vào thứ bảy mua thực phẩm cho cả tuần. Trước đó, cô lên danh sách các nguyên liệu cần mua, dự trù kinh phí chi tiết. Nữ du học sinh dành khoảng 30-40 USD (khoảng 800.000 đồng-1,1 triệu đồng) cho mỗi lần mua thực phẩm. Cô chia đều cho các loại rau, thịt, sữa, trái cây để bữa ăn phong phú và đủ chất. So với đi ăn ngoài, việc nấu ăn tại nhà giúp Lan tiết kiệm 200-250 E (5-6 triệu đồng) mỗi tháng. Ngoài lịch học chính ở trường, Lan tranh thủ thời gian rảnh để làm thêm công việc dịch thuật. Thu nhập từ công việc này cùng với tiền hỗ trợ của gia đình không lớn. Khi chưa tự nấu ăn, mỗi tháng, Lan mất khoảng 400-500 USD cho việc ăn ngoài. Cô phải chi tiêu rất tiết kiệm mới đủ tiền trang trải cuộc sống trong một tháng đầu ở Mỹ.

    Lan thường sơ chế thực phẩm ngay khi đi siêu thị về. Thịt, hải sản... Lan rửa sạch, chia thành từng gói nhỏ vừa ăn một bữa, cất trong ngăn đá tủ lạnh. Cô làm sạch rau, củ, quả bằng nước muối loãng rồi chia thành từng bịch. Mỗi bịch lót thêm tệp khăn giấy để hút ẩm, giúp rau quả không bị thối.

    Dù chỉ có 2 tiếng nghỉ trưa giữa hai ca học, Lan vẫn về nhà nấu cơm, nên cô chọn cách làm nhiều việc một lúc. Khi sử dụng nồi cơm điện, 9X đặt thêm cái xửng nhựa bên trong để hấp thịt, trứng, rau củ. Lúc chờ nồi thịt chín, Lan tranh thủ xào rau, làm salad. Nhanh thì 20 phút, chậm thì 30-40 phút, chưa khi nào nữ du học sinh mất hơn một giờ cho bữa ăn của mình. Lan từng khiến những người bạn bản xứ "há hốc miệng" khi chứng kiến khả năng nấu ăn nhanh, ngon và đẹp mắt của cô ấy.

    Cùng Trung Tâm Du Học Pháp Phương Nam có một số công thức cho Du Học Sinh Việt - GỎI CUỐN (Rouleau de Printemps)
    Món ăn đơn giản này rất phổ biến tại Pháp, bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại một trong các nhà hàng Việt. Tuy nhiên với cách thức làm không quá khó, tại sao bạn không thử làm một món gỏi cuốn của riêng mình? Chỉ cần kỳ công một chút, chắc chắn bạn sẽ “tự thưởng” được cho mình một món ăn theo “phong cách cá nhân” hết sức lý thú, cùng đó có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế - một cách “quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt ” hết sức giản dị mà vui vẻ. Đây là công thức của bạn Quỳnh Khoa, Université de Paris 5 (khẩu phần 2-3 người):
     

    Nguyên liệu
    - 1 hộp tôm (king prawn) đã chế biến sẵn (prête-à-manger), giá khoảng 3 – 4 bảng/hộp.
    - 1 hộp thịt heo xay (porc), giá 2 bảng/hộp 500gr. Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu này tại Tesco hay Sansbury và nhiều khu chợ ẩm thực tại UK.
    - Bún (Vermicelle du riz), bánh đa nem (galette de r), có thể mua tại các chợ châu Á và chợ Việt.
    - 5-6 miếng mộc nhĩ, một chiếc khăn mềm và sạch (để làm bàn cuốn thay vì phải mua giá để cuốn).
    - Xà lách (phải loại Iceberg lettuce) cộng với các loại rau thơm như mùi (corriander) hoặc lá bạc hà (mint) tùy khẩu vị.

    Một món ăn đặc trưng của Việt Nam là Phở. Cùng các các Du Học Sinh chuẩn bị công thức nấu Phở thật chuẩn vị Việt Nam. Tại nhiều quốc gia du học như Pháp, Singapore, Úc hay UK…, món phở Việt rất phổ biến và được ưa chuộng. Hàng loạt các cửa hàng phở Việt mọc lên và đem hương vị xứ Việt trở thành món ăn yêu thích ở nhiều nơi. Tại Pháp, tiêu biểu là các thành phố du học như Paris, …phở Việt đặc biệt là phở bò rất được nhiều người “kết”. Tuy nhiên, là sinh viên, nhất lại là du học sinh, sẽ rất khó để bạn có thể đi ăn phở hàng thường xuyên khi giá phở ở đây có giá từ 5-8 euro, tính ra lên đến hơn trăm nghìn tiền Việt. Bởi vậy, bạn hãy bắt tay vào làm thử theo tiến trình sau, một sự thật là không tốn nhiều tiền và quá nhiều công sức mà bạn sẽ tự tay làm được món mình yêu thích. Công thức sau đây là của bạn Lê Thanh Hải, Université de Sorbonne. 

    Nguyên liệu
    - Một cái chân bò vừa phải hoặc xương ống của bò/lợn. Một miếng bắp bò để làm thịt chín, nếu muốn ăn bò tái thì mua thêm khoản hai lạng thịt bò thăn mềm để làm thịt tái (các siêu thị đều có)
    - Bánh phở khô, loại tròn/dẹt/vuông tùy thích. Tìm mua tại chợ Việt hoặc chợ Tàu.
    - Một túi giá khoảng 500gr, có thể tìm thấy tại bất cứ chợ nào nhưng mà tại chợ Hàn/Thái/Tàu/Việt là rẻ nhất chỉ khoảng 50 penny/túi.
    - Hành tây (Onion) khoảng 3 củ vừa phải, cộng với các loại rau thơm: hành lá, hành tây, quế, thảo quả và cả chanh, ớt, gừng, vài miếng dứa.

    Chi phí về nhà ở

    Tiền thuê nhà tại các thành phố ở Pháp thì chi phí tương đối rẻ, chỉ từ 300-400€ /tháng (7.2 triệu-9.6 triệu), riêng đối với Paris chi phí sẽ cao hơn 400-500€ /tháng (10-12 triệu). Để tiết kiệm, các bạn hoàn toàn có thể ở ghép 2 hoặc 3 người. Hơn nữa, chính phủ Pháp hỗ trợ 20% - 50% tiền nhà (tiền CAF) cho sinh viên và những người có mức thu nhập thấp. Các bạn phải đăng kí trực tiếp trên trang web của Quĩ trợ cấp nhà ở gia đình (CAF), trong thời gian ba tháng sau khi bạn đến ở nhà thuê.

    >> Xem thêm: http://duhocphap.com.vn/chuyen-muc/thu-tuc-xin-tro-cap-nha-o--caf.html

    thu tuc xin tro cap nha o Pháp caf

    Nhà ở tại Pháp cũng được tổ chức CAF hỗ trợ từ 20-50% số tiền thuê nhà 

    Để trang trải các khoản chi phí trên, nhiều bạn du học sinh Việt Nam lựa chọn đi làm thêm vào cuối tuần để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên nhằm đảm bảo thời gian học tập, các bạn chỉ nên đi làm thêm vào cuối tuần, mỗi ngày làm 5 giờ. Mức lương làm thêm ở Pháp tù 8 - 9€ /giờ. Đối với những bạn theo học Master thì phải đi thực tập 6 tháng, sau đó bảo vệ luận văn. Lương thực tập là 1/3 lương tối thiểu, khoảng 550€ /tháng (13 triệu đồng). Theo quy định, mức lương tối thiểu ở Pháp là 9€ /giờ.

    Khi chọn nhà đừng chọn nhà quá sớm. Sinh viên thường rất nóng vội vào những tuần lễ đầu tiên nhập học khi chưa tìm được nhà ưng ý. Tuy nhiên, dù cho “tất cả mọi người khuyên mình nên lấy căn này” thì cũng không nên vì thế mà ký vào hợp đồng, nếu bạn vẫn còn điều gì đó lấn cấn. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất. quan trọng hơn nữa, các em hãy tìm lên các diễn đàn, group Facebook và hỏi xung quanh xem chủ nhà và công ty môi giới là ai, những người nào đã từng thuê căn nhà của bạn trước đây. Bạn cũng có thể hỏi chủ nhà về người thuê đã rời đi. Khi đã có thông tin những người này, bạn cần “điều tra” xem việc thuê nhà của họ có gì trục trặc không (nếu có thì tốt nhất là hãy né xa!)

    Tất cả những thông tin về giá cả sinh hoạt của du học sinh đã được Phuong Nam Education thống kê theo thực tế bên trên để giúp các Du học sinh tương lai và gia đình có thể chủ động về tài chính. Hãy liên hệ ngay với các tư vấn viên của trung tâm tư vấn du học Pháp Phương Nam Education để được tư vấn miễn phí về thủ tục và hướng dẫn các bước để làm hồ sơ du học Pháp nhé!

    >>>Xem thêm: https://duhocphap.com.vn/dieu-kien-chi-phi-du-hoc-tai-phap-1.html

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat