357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Cuộc sống thường nhật của du học sinh tại Pháp

Mục lục bài viết

    Bất kì ai khi có kế hoạch du học tại Pháp đều luôn có sự tìm hiểu kĩ càng trước khi sang, họ luôn thắc mắc về chi phí cũng như cuộc sống thường ngày có quá khác so với cuộc sống tại Việt Nam hay không? Trung tâm tư vấn du học Pháp Phương Nam sẽ giới thiệu về cuộc sống thường nhật của du học sinh tại Pháp.

    1.Việc đi lại

    Khi học tập ở Pháp, bạn có thể sử dụng thẻ sinh viên để được nhận ưu đãi của chính phủ Pháp. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí cũng như không phải mất thời gian khi đi lại với tần số thường xuyên.

    Tuy nhiên, nếu muốn đăng kí thẻ đi lại dành cho sinh viên các bạn cần phải lưu ý về các loại giấy tờ cần thiết sau đây:
    + Bảng đăng kí (có thể lấy ở các bến tàu, trạm xe…)
    + Ảnh thẻ
    + Giấy đăng kí nhập học hoặc thẻ sinh viên
    + Photocopie hộ chiếu
    Thẻ khuyến mãi Carte Jeune dành cho những bạn đi du lịch nhiều bằng tàu cao tốc.

    cuoc song du hoc sinh tai Phap
    Việc đăng kí mua vé xe bus bằng thẻ sinh viên đối với du học sinh được chính phủ Pháp hỗ trợ

    2. Liên lạc

    Khi đến Pháp nếu bạn muốn sử dụng điện thoại để liên lạc bạn phải mua các loại sim được sử dụng ở đây. Bạn có thể mua sim trả trước khi mới sang Pháp ở các cửa hàng tạp hóa (Tabac) hoặc đại lý của các nhà mạng SFR, Free, Orange …

    Nếu bạn chọn mua sim trả sau thì đừng quên các giấy tờ cần thiết để đăng kí sim trả sau nhé:
    + Photocopie hộ chiếu
    + Hợp đồng nhà
    + Photocopie thông tin ngân hàng (Rélevé d’identité bancaire RIB)

    Lựa chọn gói thuê bao điện thoại phù hợp qua 2 trang web: www.Touslesforfaits.fr hoặc www.lebonforfait.fr

    Nếu bạn muốn gọi điện về Việt Nam, có rất nhiều cách để bạn lựa chọn. Hãy lựa chọn cách phù hợp với bạn nhất nhé.
    + Sử dụng gói thuê bao điện thoại về số cố định quốc tế miễn phí (VD: Free)
    + Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại : Skype,Viber, Whatsapp, Facetime… Đây thường là cách được các bạn du học sinh lựa chọn nhiều nhất. Vừa tiện lại vừa tiết kiệm, thông qua các ứng dụng này bạn sẽ được nhìn thấy người thân của mình, sẽ bớt đi cảm giác cô đơn khi ở nơi xa một mình.

    du hoc Phap
    Bạn sẽ phải sử dụng sim do Pháp quy định

    3. Sức khỏe

    Tại Pháp, bạn cũng phải tham gia vào các chế độ bảo hiểm xã hội, đây là điều bắt buộc khi bạn đến đây du học. Bảo hiểm y tế cũng rất quan trọng khi bạn học tập ở Pháp. Trong trường hợp cần phải khám bệnh, bảo hiểm y tế sẽ chi trả một phần chi phí, như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều. Trước khi đăng kí bạn cần phải tìm hiểu kỹ về các thủ tục đăng kí để tránh các sai sót không cần thiết.

    Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kí bảo hiểm xã hội: giấy khai sinh, visa, giấy gọi nhập học hoặc giấy xác nhận đang học tập tại một trường ở Pháp. 

    Bạn có thể tham khảo trang web tìm bác sĩ sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất: http://annuiresante.ameli.fr/

    cuoc song tai Phap
    Đăng kí thẻ bảo hiểm xã hội để được chi trả các khoản phí khám và chữa bệnh

    Thẻ bảo hiểm có giá trị từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 30 tháng 12 năm sau. Mỗi năm sinh viên đều phải thực hiện việc ra hạn lại thẻ khi đến tháng hết hạn.
    Cần lưu ý có sự hạn chế về độ tuổi đối với loại bảo hiểm này: những sinh viên ở độ tuổi từ 28 tuổi trở lên sẽ không có quyền đăng ký làm bảo hiểm trong các tổ chức bảo hiểm cho sinh viên (trừ trường hợp bị ốm đau kéo dài, sinh viên nữ đang trong giai đoạn nuôi con hoặc sinh viên theo học những chuyên ngành có thời gian đào tạo lâu như y học,…)
    Dù bao nhiêu tuổi vẫn được đóng BH sinh viên nếu bạn đang đi học
    Sinh viên trên 28 tuổi vẫn đang theo học ở một trường đại học được chấp nhận 1 năm tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ sinh viên tính theo ngày sinh của chính sinh viên đó.
    Ngoài ra, sinh viên cũng cần phải liên hệ với quỹ Bảo hiểm xã hội ở tại nơi cư trú khi kết thúc thời gian học đại học để họ có thể tiếp tục lưu trữ và xử lý hồ sơ của mình.

    4. Việc làm thêm tại Pháp

    Tại Pháp, sinh viên có thể làm các công việc tiêu biểu như : phục vụ, nhân viên bán hàng, trông trẻ, hướng dẫn viên du lịch...
    Các nguồn tìm việc làm thêm: thông tin từ bạn bè, người quen, poster, tại các siêu thị, quán ăn, Internet hay chủ động gửi CV cho các nhà tuyển dụng.

    Thời gian làm việc tối đa là 964h/năm, trung bình khoảng 18h/tuần.

    Một số giấy tờ lưu ý khi đi làm thêm:
    Phía sinh viên: Cần chuẩn bị thẻ cư trú, visa cho phép đi làm và thẻ bảo hiểm xã hội.
    Phía nhà tuyển dụng: Hợp đồng lao động (thường được cấp sau thời gian thử việc), bảng lương (fiche de paie) mỗi tháng.
    Phía sinh viên: đơn xin nghỉ việc trong trường hợp chủ động nghỉ việc.
    Phía nhà tuyển dụng: Xác nhận làm việc (certificat de travail), xác nhận quyết toán (recu pour solde de tout compte) và giấy chứng nhận của các cơ quan phụ trách việc làm tại Pháp (attestation de Pôle emploi) – cần thiết để nhận hỗ trợ thất nghiệp tại Pháp.
    Mọi thỏa thuận đều phải được ghi nhận bằng giấy trắng mực đen trên hợp đồng.

    Thử việc vẫn được nhận lương. Thời gian thử việc thay đổi tùy loại hợp đồng. Nên bắt đầu càng sớm càng tốt, khoảng 3-4 tháng trước thời gian dự kiến bắt đầu.

    Cuộc sống của du học sinh Việt tại Pháp đôi khi không dễ dàng, đòi hỏi bạn phải thích nghi với rất nhiều thứ mới lạ. Rất nhiều bạn ở những ngày đầu đến Pháp đã bị stress vì khôn thích nghi kịp với cường độ làm việc, học tập cũng như môi trường sống ở đây. Lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy tìm hiểu thật kỹ cuộc sống của Pháp về văn hóa, phong tục tập quán và lối sống của con người nơi đây. Bên cạnh đó, bạn hãy tìm cho mình một người anh, người chị là du học sinh Việt đang theo học tại trường của bạn. Họ nhất định sẽ giúp đỡ bạn khi cần và truyền cho bạn những kinh nghiệm cần thiết khi du học Pháp.

    Khi đến Pháp đừng chỉ dành thời gian cho việc học ngay cả khi bạn muốn có được học bổng du học Pháp, bạn cần phải kết bạn, giao lưu với nhiều người hơn nữa để tạo được vòng kết nối bền chặt tại Pháp. Những người bạn dù có cùng quê hương với bạn hay không cũng nhất định sẽ cho bạn được nhiều điều thú vị, cũng như giúp bạn vượt qua những ngày cô đơn khi không có gia đình bên cạnh. Hãy phân bổ thời gian của mình một cách hiệu quả nhất nhé.

    du hoc sinh tai Phap
    Hãy mở rộng vòng kết nối của bạn tại Pháp.

    Điều quan trọng nữa bạn không thể quên chính là hãy đi thăm thú các địa danh của Pháp. Đây là cách tốt nhất để bạn thích nghi với cuộc sống ở Pháp, hiểu được lối sống của người dân nơi đây, đồng thời bạn cũng sẽ tích lũy thêm cho mình rất nhiều kiến thức.

    Trên đây là những chia sẻ của trung tâm tư vấn du học Pháp Phương Nam về cuộc sống của du học sinh khi đến Pháp. Nếu bạn có những trải nghiệm thực tế nào hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.

    >>> Xem thêm: https://duhocphap.com.vn/Chuan-bi-hanh-ly-de-bay-sang-Phap-du-hoc.html

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat