357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Hồ sơ xin Visa du học Pháp

Mục lục bài viết

    THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC PHÁP

    Hồ sơ xin Visa du học Pháp lúc nào cũng là một bước khá khó khăn và đầy tính thách thức. Vì nếu không đủ hồ sơ hay chỉ mắc sai xót nhỏ thì cơ hội được du học Pháp sẽ bị dừng lại và phải mất nhiều thời gian để làm lại Visa, các bạn sinh viên đều mong muốn có một Visa du học tại Pháp, điều đó sẽ thành hiện thực nếu bạn đến trung tâm du học Pháp Phương Nam để được tư vấn và được hỗ trợ làm thủ tục xin Visa theo các bước để có được Visa du hoc Pháp đúng như dự định ban đầu.
     

    Hộ chiếu phải còn giá trị tối thiểu là 15 tháng​
    Hộ chiếu phải còn giá trị tối thiểu là 15 tháng​ 

    - Hộ chiếu còn giá trị tối thiểu 15 tháng + Bản chụp từ trang 1-5 của hộ chiếu của trang thị thực Schengen gần nhất (nếu có) và của các trang có dấu xuất nhập cảnh trong khối Schengen và Việt Nam.
    - Sổ hộ khẩu + bản dịch công chứng sang tiếng Pháp ở một phòng công chứng hợp pháp
    - Tờ khai xin thị thực dài hạn, điền đầy đủ thông tin hai trang và có chữ ký
    - Tờ khai Formulaire OFII  được điền đầy đủ thông tin
    - 01 ảnh chân dung mầu mới chụp và chân thực nhất, cỡ 3,5x4,5cm trên nền trắng, đầu trần, chụp thẳng, không đeo kính, không dập ghim, không dán trên tờ khai
    - Giấy chứng nhận phỏng vấn (Attestation d’entretien) hoặc miễn phỏng vấn (Dispense d’entretien) Campus France
    - Giấy ghi danh tạm thời (Attestation de préinscription) in từ hồ sơ Campus France.
     

    Việc chứng minh tài chính khi nộp hồ sơ xin Visa là bắt buộc với số tiền là 7380 €
    Việc chứng minh tài chính khi nộp hồ sơ xin Visa là bắt buộc với số tiền là 7380 €

    Chứng minh tài chính :

    Đương đơn phải trình giấy của ngân hàng xác nhận một khoản tiền ít nhất là 7380 € (hoặc số tiền tương đương bằng đồng hay đô la). Khoản tiền này tương đương với số tiền chi phí cuộc sống cho một năm học, không bao gồm tiền học phí. Trường hợp đặc biệt :

    1. Đối với sinh viên được cấp học bổng : chứng nhận học bổng trên đó ghi rõ số tiền và thời gian được nhận học bổng. Trường hợp số tiền học bổng thấp hơn 7380€ /năm học : chứng nhận tài khoản ngân hàng số tiền còn thiếu.
    2. Trường hợp được bảo lãnh tài chính toàn bộ bởi một người bên Pháp hay bố mẹ : giấy xác nhận việc bảo lãnh tài chính (mẫu đơn “ Cam kết bảo lãnh tài chính”) + giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập.
    3. Trường hợp được cung cấp chỗ ở : giấy xác nhận tài khoản ngân hàng số tiền 3690 €, thay vì 7380 €, và giấy chứng nhận chỗ ở (xem trong mục chứng minh điều kiện lưu trú)
    4. Trường hợp đi học ở một chương trình có mất học phí : chứng minh số tiền 7380 Euro + học phí/1 năm. Nếu đương đơn đã nộp toàn phần hay một phần học phí : giấy nộp tiền. Nếu đương đơn đã nộp một phần học phí : chứng minh số tiền 7380 Euro + số tiền học phí chưa nộp.


    >> Xem thêm: Du học Pháp cho bậc trung học phổ thông

    Chứng minh điều kiện lưu trú :

    1. Nếu đương đơn đã tìm được một chỗ thuê nhà hay thuê nhà cùng một người khác : bản sao hợp đồng nhà.
    2. Nếu đương đơn ở tại nhà một cá nhân : giấy đồng ý đón tiếp của do chủ nhà ký + bản chụp giấy tờ tùy thân của chủ nhà và giấy tờ nhà.
    3. Nếu đương đơn ở trong một trường, một cơ quan (VD : C.R.O.U.S) : Giấy xác nhận của trường, cơ quan đó.
    4. Trong trường hợp khác : đương đơn cung cấp một thư giải trình chi tiết về điều kiện chỗ ở khi tới Pháp, kèm theo các giấy tờ cần thiết (đặt khách sạn, chứng nhận đón tiếp tạm thời của một cá nhân…)
     

    Những Lưu Ý Khi Làm Hồ Sơ Du Học Pháp

    Khi làm hồ sơ du học Pháp các bạn cần phải chú ý đến những điều gì? Hãy cùng Việt Pháp Á Âu tìm hiểu nhé. Pháp được biết đến là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới. Tại Pháp, các học sinh, sinh viên quốc tế cũng được ưu ái và hưởng những quyền lợi như sinh viên bản ngữ. Vì lí do này, rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam đã lựa chọn Pháp cho con đường du học của mình. Tuy nhiên, trong quá trình làm hồ sơ du học Pháp, không ít nhiều bạn gặp khó khăn.

    1/ Chọn trường

    Chọn trường là một trong những việc vô cùng quan trọng. Để chọn được ngôi trường phù hợp với mình, các bạn nên tham khảo thật kỹ các thông tin tuyển sinh của trường: yêu cầu đầu vào, ngành học,… Nếu bạn đăng kí ngành học không phù hợp hay đầu vào bạn không đạt yêu cầu thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị loại.

    2/ Thời hạn đăng kí

    Một trong những điều cần đặc biệt chú ý khi làm hồ sơ du học Pháp là thời hạn đăng kí. Các bạn sẽ phải trình hồ sơ trước thời hạn. Vì vậy, các bạn cần theo dõi lịch chốt hồ sơ của trường bạn chọn. Bạn nên trình hồ sơ trước thời hạn cuối 4-5 ngày để Campus France có thể thông báo cho bạn kịp thời trong trường hợp hồ sơ có sai sót.

    3/ Phỏng vấn du học

    Đây là bước cực kì quan trọng, có tính chất quyết định việc du học Pháp của bạn có thành công hay không. Khi đi phỏng vấn visa du học Pháp, các bạn cần trình bày một cách rõ ràng, rành mạch về kế hoạch học tập tại Pháp, đồng thời cần nắm rõ về chương trình, ngành học, trường học mà mình đã chọn. Ngoài ra, trình độ ngôn ngữ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn của bạn. Nếu khả năng ngôn ngữ của bạn tốt, tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

    4/ Nguyên nhân trượt visa du học

    Rất nhiều bạn đã bị trượt khi đi phỏng vấn xin visa du học Pháp. Vậy nguyên nhân trượt visa là gì ? 

    - Trường nhận được hồ sơ muộn 

    Du học Pháp khác với các nước khác ở thời hạn đăng ký hồ sơ. Đa phần các trường tại Pháp chỉ có duy nhất một kỳ nhập học, thường vào tháng 9 hàng năm và không có ưu tiên cấp visa cho du học sinh Việt Nam. Ngoài ra, nếu bạn gửi hồ sơ chậm, người phụ trách tuyển sinh cũng có ấn tượng không tốt về hồ sơ của bạn.

    - Chưa đáp ứng được các điều kiện cần để du học Pháp

    Kết quả học tập và trình độ ngoại ngữ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm hồ sơ xin visa. Các kết quả học tập của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Ngoài ra, để có thể học đại học ở Pháp, bạn cần có chứng chỉ tiếng TCF > 350 hoặc bằng DELF B2. Nhiều trường hợp dù có thành tích học tập tốt nhưng vẫn bị trượt visa vì trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu.

    - Hồ sơ của bạn sơ sài, không gây ấn tượng

    Việc chuẩn bị hồ sơ kĩ càng, ấn tượng sẽ mang lại thành công cho bạn khi liên hệ với các trường hoặc khi xin cấp visa của Đại sứ quán. Trong hồ sơ bạn cần đặc biệt chú ý tới CV và Lettre de motivation (Thư động lực).

    Nếu bạn đầu tư thời gian và công sức cho 2 yếu tố này, hồ sơ của bạn sẽ được các trường bên Pháp chú ý. Ngay cả khi bạn có bảng điểm bình thường, bạn vẫn được các trường bên Pháp nhận vào khi bạn có CV và Lettre de motivation tốt.. Ngoài ra, bộ hồ sơ nhàu nhĩ, dính bẩn, cách trình bày cẩu thả, lộn xộn, viết sai chính tả cũng sẽ bị loại ngay lập tức.

    - Thông tin không chính xác

    Ngay cả khi bạn có bộ hồ sơ thật ấn tượng, bạn vẫn có thể bị trượt visa nếu thông tin bạn cung cấp không chính xác. Điều này có nghĩa là bạn không trung thực. Hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức nếu các thông tin về thành tích học tập, địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân,… không chính xác.

    Trên đây là một số lưu ý khi làm hồ sơ du học Pháp. Các bạn nên tìm hiêu kỹ lưỡng về hệ thống giáo dục Pháp để có lựa chọn trường và ngành học đúng đắn. Ngoài ra, hãy đầu tư tâm huyết của mình vào bộ hồ sơ để kết quả tốt khi xin học và xin visa.


    (Nguồn: Internet)

    Trên đây là tất cả thông tin liên quan hồ sơ visa du học Pháp. Hi vọng thông tin này hữu ích với bạn và nếu có thắc mắc hãy liên hệ với HOTLINE 1900 7060 hoặc gửi tin nhắn trực tiếp đến khung tư vấn bên dưới


    Tag: xin visa di phap de hay kho, xin visa đi pháp mất bao lâu, xin visa du lịch pháp khó hay dễ, Kinh nghiệm xin visa du lịch Pháp dễ dàng, kinh nghiệm xin visa du lịch pháp tự túc, phỏng vấn visa du lịch pháp, xin visa pháp, bị từ chối visa France, xin visa France, rớt visa pháp, cách điền đơn xin visa pháp.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat