357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Nên thi chứng chỉ TCF hay bằng DELF ?

Mục lục bài viết

    Có hai loại chứng chỉ các bạn học sinh sinh viên có thể đăng ký thi là TCF và DELF. Tất cả các chứng chỉ tiếng này đều được các trường Đại học công lập và tư thục tại Pháp công nhận và áp dụng để xem xét trình độ tiếng Pháp của các sinh viên nước ngoài muốn du học tại Pháp.

    Trình độ tiếng Pháp của du học sinh quốc tế
    Trình độ tiếng Pháp của du học sinh quốc tế

    Khi muốn đăng ký học tại một trường đại học bất kỳ tại Pháp, các du học sinh phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ tiếng quốc tế dành cho người học tiếng pháp. Có hai loại chứng chỉ các bạn học sinh sinh viên có thể đăng ký thi là TCF và DELF. Tất cả các chứng chỉ tiếng này đều được các trường Đại học công lập và tư thục tại Pháp công nhận và áp dụng để xem xét  trình độ tiếng Pháp của các sinh viên nước ngoài muốn du học Pháp. Các bạn sẽ tìm thấy các tất cả thông tin liên quan đến 2 chứng chỉ này:

    >>Xem thêm : Du học Pháp và những điều bạn cần biết

    1. DELF (Diplôme d’études en langue francaise)

    Đây là bằng chứng nhận về trình độ tiếng Pháp được Bộ giáo dục của Pháp công nhận và cấp bằng. Và có giá trị vĩnh viễn. Bằng DELF được chia làm bốn trình độ theo Khung chuẩn tham chiếu Châu Âu CECR do Hội đồng Châu Âu biên soạn:

    - DELF A1: Mức độ cơ bản nhất tức trình độ của các bạn mới khám phá ngôn ngữ tiếng pháp. Ở trình độ này, học sinh sẽ thực hiện được những bước giao tiếp đơn giản như giới thiệu về bản thân và cuộc sống xung quanh như môi trường sống, ...

    - DELF A2: Đây là mức độ sử dụng ngôn ngữ tiếng pháp cơ bản. Ở trình độ này, học sinh đã có khả năng thực hành những nhiệm vụ đơn giản trong cuộc sống xã hội hằng ngày và đã có thể ứng dụng để trả lời hay hỏi những câu hỏi thông dụng nhất, nói những câu nói một cách lịch sự.

    Chứng nhận về trình độ tiếng Pháp
    Chứng nhận về trình độ tiếng Pháp

    - DELF B1: Khi đạt đến trình độ này, người thực hành đã có thể nói một cách độc lập. Ở trình độ này, người thực hành đã có thể theo dõi một cuộc tranh luận hay thảo luận, có thể tự nói lên ý kiến và quan điểm của mình. Người thực hành đã có thể tự xoay xở trong nhiều tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

    - DELF B2: Mức độ này cho phép người thực hành tiếng có thể tranh luận độc lập để bảo vệ quan điểm, lập luận của mình hay thương lượng. Ở trình độ này, người thực hành chứng tỏ sự tự tin và thoải mái trao đổi trong các bài thuyết trình và có thể tự ý thức được những lỗi sai của mình.

    Chú ý: Kỳ thi này thường tổ chức theo đợt. Xác định rõ trình độ tiếng pháp  của mình mà thí sinh có thể đăng ký thi vào trình độ phù hợp với mình. Mỗi một văn bằng bao gồm 4 kỹ năng sẽ được đánh giá như: nghe, nói , đọc và viết. Để được cấp bằng chứng nhận, thí sinh phải vượt qua được số điểm ngưỡng 50.

    2. TCF ( Test de connaissance du Francais )

    Đây là một chứng chỉ tiếng Pháp chứng nhận trình độ tiếng pháp của người thực hành tại một thời điểm cố định. Chính vì TCF không phải là một bằng chứng nhận nên chỉ có giá trị trong vòng 2 năm.  Chứng chỉ TCF được phân chia làm hai loại, để đáp ứng mục đích cũng như nguyện vọng du học Pháp của từng sinh viên quốc tế

    - TCF – DAP:  là chứng chỉ dung để sinh viên đăng ký học bậc cử nhân năm 1, năm 2 tại các trường đại học tại Pháp, các trường theo chuyên ngành kiến trúc, và chương trình năm đầu tiên của ngành Y hay PACES.

    Chú ý: Kỳ thi này được tổ chức hàng tháng một lần bắt đầu từ tháng 10 của năm nay đến tháng 2 năm sau.

    - TCF – TP: là một chứng chỉ dành cho các bạn sinh viên nước ngoài muốn đăng ký theo học chương trình cử nhân năm 3, các chương trình bậc thạc sĩ hay tiến sĩ. Đồng thời , dành cho sinh viên các trường thương mại, chuyên ngành kỹ sư, BTS.

    Chú ý: Kỳ thi này được tổ chức mỗi tháng một lần trong cả năm tại Hà nội, tp Hồ chí minh và Huế.

    Chứng chỉ TCF được chia làm 2 loại
    Chứng chỉ TCF được chia làm 2 loại

    >> Xem thêm: Du học Pháp ngành hàng không

    TCF hay DELF đều được các trường đại học tại Pháp công nhận. Tùy vào trình độ tiếng pháp của thí sinh mà có thể chọn lựa cho mình một chứng chỉ để thi hợp lý. Chứng chỉ TCF thường sẽ cho bạn biết kết quả sau 2 tuần thi. Trong khi đó, bằng DELF thì phải sau 1 tháng. Các bạn đăng ký thi để đạt được bằng chứng nhận tiếng DELF phải xác định rõ trình độ tiếng pháp của mình để đăng ký thi một mức độ phù hợp như: DELF A1, DELF A2, DELF B1, DELF B2. DELF sẽ khó hơn và sẽ phải thi 4 môn nghe, đọc, viết. Tuy nhiên, TCF chỉ thi 3 môn thôi.

    Để đạt được một kết quả tốt, việc ôn luyện để thi chứng chỉ TCF một cách nghiêm túc và chăm chỉ là một yếu tố cực kỳ quan trọng để hoàn thành kỳ thi. Tuy nhiên, nếu chỉ ôn thi TCF thôi thì chưa đủ bởi khi tham gia một kì thi thì tâm lý vững vàng và sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn đạt được thành tích cao nhất.

    TCF là gì ?

    Bài kiểm tra kiến thức tiếng Pháp (TCF) là một bài kiểm tra được công nhận và sử dụng ở các trường đại học Pháp để đánh giá trình độ của các thí sinh nước ngoài. Ở Việt Nam, Campus France tổ chức thi TCF, mỗi tháng một kì thi tại Hà Nội, và nhiều kì thi trong năm tại thành phố Hồ Chí Minh và Huế.

    TCF là một bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ tiếng Pháp chung, được tính điểm, có giá trị trong 2 năm.

    Ai cần thi TCF?

    TCF là bài thi dành cho mọi người không ở trong các nước nói tiếng Pháp muốn đánh giá trình độ ngôn ngữ tiếng Pháp nhằm mục đích cá nhân, nghề nghiệp hay học tập. Trong khuôn khổ quy trình Campus France, TCF là bắt buộc đối với mọi sinh viên thực hiện hồ sơ du học Pháp trừ các trường hợp được miễn.

    Kỳ thi TCF – DAP được tổ chức khi nào?

    Kỳ thi TCF – DAP được tổ chức mỗi tháng một lần bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 của năm sau. TCF – TP là chứng chỉ dành cho các sinh viên quốc tế muốn du học tại Pháp chương trình cử nhân năm 3 (Licence 3), các chương trình thạc sĩ (Master) hay tiến sĩ (Doctorat). Ngoài ra chứng chỉ TCF – TP dành cho các sinh viên trường thương mại, kỹ sư hay những bạn sinh học tiếng Pháp và muốn đánh giá trình độ tiếng Pháp hiện tại của họ

    Kỳ thi TCF – TP được tổ chức mỗi tháng một lần.

    Kinh nghiệm ôn thi TCF

    Kinh nghiệm 1 : Nắm rõ cấu trúc và nội dung đề thi

    - Phần 1 : Gồm phần nghe hiểu, khả năng nắm bắt cấu trúc ngữ pháp (từ vựng, chia động từ tiếng pháp) và đọc hiểu. Thời gian thi 1 tiếng 30 phút. 3 phần thi này được thực hiện dưới dạng các bài trắc nghiệm.

    - Phần 2 : Là một bài thi viết kéo dài 1 tiếng 45 phút đối với chứng chỉ TCF – TP hoặc 1 tiếng 30’ với chứng chỉ TCF – DAP. Ở phần này các bạn sẽ phải thể hiện kỹ năng viết, bày tỏ quan điểm của mình về nhiều chủ đè đa dạng trong đời sống hay các chủ đề thời sự hiện giờ.

    Kinh nghiệm 2 : Ôn luyện thi TCF nghiêm túc

    - Bài thi TCF là một thi nhằm đánh giá cả quá  trình  học tiếng Pháp của các bạn chứ không chỉ riêng về một kỹ năng cụ thể nào cả, tát cả những nội dung và tình huống thực hành tiếng Pháp bạn đều có thể bắt gặp trong bài thi này từ các cuộc hội thoại ngắn, đến bài phỏng vấn, cuộc gọi qua điện thoại hay những bài báo… Vì vậy để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi TCF ngoài thời gian ôn thi TCF ở các lớp học thì bạn còn thể tham khảo các tài liệu ôn thi TCF hoặc theo dõi các báo mạng pháp để trau dồi khả năng đọc hiểu của mình hay tham khảo những cuốn sách Pháp ngắn, để luyện thi bạn có thể xem tivi các kênh như TV5 hay theo dõi các bộ phim Pháp trên mạng chẳng hạn.

    (Nguồn: Internet)

    Tag: du hoc phap, du học pháp cần điều kiện gì, học bổng du học pháp, điều kiện nhận học bổng tại trường đại học pháp, du học pháp ngành gì, du học pháp có khó không, xin visa du học pháp, phỏng vấn visa du học pháp, chi phí du học pháp bao nhiêu, học phí tại trường đại học ở pháp, kinh nghiệm xin visa du học pháp.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat