357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Những việc cần làm đầu tiên khi qua Pháp

Mục lục bài viết

    Chắc nhiều bạn đang lo lắng khi lần đầu tiên bước chân đến Pháp, hy vọng bài viết này có thể giúp ích được các bạn phần nào. Bài viết dựa trên hiểu biết  và những kinh nghiệm cá nhân đã được đúc kết của các bạn sinh viên đã đi trước.  Theo trình tự, các bạn nên thực hiện theo các bước sau :
    >>Xem thêm: Việc làm thêm cho sinh viên tại Pháp

    Bước 1: Điện thoại và liên lạc 


    Khi đặt chân đến thành phố bạn dự định theo học, việc đầu tiên cần làm là các bạn mua 1 thẻ Sim gắn vào điện thoại di dộng mang theo  để có thể liên lạc với gia đình  và báo tin cho mọi người . Nếu các bạn đi theo nhóm thì có thể góp tiền mua chung 1 cái sim để liên lạc tạm cho những ngày đầu chưa kí forfait điện thoại. Nếu có người thân bên này, có thể nhờ người thân đứng tên và kí dùm 1 cái forfait điện thoại kèm với Sim. Khi mua Sim, các bạn phải trình passport.
     

    Liên lạc với gia đình khi đến thành phố du học
    Liên lạc với gia đình khi đến thành phố du học

    Bước 2 : Tìm kiếm nhà ở 

    Đối với những bạn có người thân, người quen hiện đang sinh sống và làm việc tại Pháp các bạn có thể nhờ người thân bảo lãnh để kí hợp đồng thuê nhà. Các giấy tờ cần thiết mà người bảo lãnh cần phải cung cấp là (titre séjour ou carte identité, contract CDI ou CDD, livret famille đối với người quốc tich pháp và hợp đồng thuê nhà đối với người quốc tịch Việt Nam, bảng lương 3 tháng gần nhất và cuối cùng là avis imposition 3 tháng gần nhất) có thể chủ nhà sẽ yêu cầu gì thêm nữa là tùy từng người nhưng thường là nhưng giấy tờ kể trên mọi người lưu ý mà chuẩn bị trước.

    Tìm nhà ở khi du học Pháp
    Tìm nhà ở khi du học Pháp

    Đối với những bạn không có người thân, người quen ở Pháp thì các bạn có 2 sự lựa chọn :

       + Các bạn có thể tìm đến các agence (có thể kể đến Lamy, Immobilier, la forête, daunis,v.v...) để xin họ tư vấn cho những căn nhà như ý muốn. Cái này thì thường là sẽ tìm được nhà rất nhanh vì agence có 1 nguồn nhà nhất định, nhưng dĩ nhiên là họ ko làm miễn phí cho chúng ta, thường thì phí agence sẽ là 1 tháng tiền nhà, tùy theo căn
    nhà mà các bạn chọn. 

       + Cách thứ 2 làm tìm nhà trên Crous vào phần Logement/consulter les offres để tìm kiếm những bài viết mới nhất rồi tự liên lạc với chủ nhà. cái này thì ko phải mất tiền. nhưng thời gian kiếm được sẽ lâu và chậm ổn định sinh hoạt trước khi nhập học. Hoặc có thể vào thuê ngay 1 nhà nào đó mà các anh chị sinh viên đi trước để lại.

    - Mọi người lưu ý là 2 loại tìm kiếm trên đều cần những giấy tờ bảo lãnh như đã kể trên. Đôi lúc chúng ta sẽ gặp những chủ nhà không cần người bảo lãnh nhưng ngược lại các bạn có thể phải trả trước tiền nhà 6 tháng hay 1 năm hoặc chỉ đơn thuần là caution 1 tháng tiền nhà. Cái này dựa vào vận may của từng người.


    >> Xem thêm: Du học tại Pháp mất bao nhiêu tiền

    Bước 3: Nhập học


    Việc thứ 3 là đăng kí nhập học chính thức tại trường, cái này các bạn phải lên thẳng trường mình học và bộ phận acceuil international để đăng kí, thời hạn đăng kí thì tùy theo trường và tùy theo năm học của các bạn, thường thì các bạn năm 1 sẽ đăng kí trước vào khoảng tháng 8 và sau đó là năm 2 và năm 3 vào khoảng tháng 9) cái này các bạn có thể lên site web của trường để xem cụ thể hơn. Lưu ý khi đi nhớ mang theo tiền để đóng tiền học và tầm khoảng từ 500 đến 600. Mang dự phòng nhiều nhiều, nếu ai đã có carte bancaire rồi thì có thể trả bằng carte. Sau khi đóng tiền trường sẽ phát cho cái certificat scolarité nhưng các bạn lưu ý đây chỉ là thẻ chứng nhận tạm thời, sau khí có thẻ cư trú (titre de séjour) thì các bạn phải chủ động đến bộ phận acceuil international của từng trường để nhận carte d'étudiant chính thức.

    Khi nhập học nhớ mang theo tiền để đóng tiền học và tầm khoảng từ 500 đến 600
    Khi nhập học nhớ mang theo tiền để đóng tiền học và tầm khoảng từ 500 đến 600

    Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng


    Việc thứ 4 là mở tài khoản ngân hàng. Cuộc sống sinh hoạt ở Pháp không như ở Việt Nam cứ cầm tiền ra đường là xài, và việc sử dụng thẻ tính dụng ở Pháp cũng rất đơn giản. Sau khi đã có hợp đồng thuê nhà, các bạn có thể tìm đến bất cứ ngân hàng nào mà mình thích như Caisse d'Epargne, BNP Paris Bas, LCL, Bred Banque Populaire, Credit Agricole v.v...nhưng thường thì những ngân hàng như LCL và BNP có những forfait khuyến mãi cho sinh viên so với những ngân hàng khác. Hơn nữa khi chưa có titre de séjour bạn cũng có thể lấy được thẻ ngân hàng để dùng.
     

    Việc sử dụng thẻ tính dụng ở Pháp cũng rất đơn giản
     Việc sử dụng thẻ tính dụng ở Pháp cũng rất đơn giản

    Bước 5: Kí forfait điện thoại 


    Các bạn có thể kí forfait của SFR hay Orange, tùy vào loại mà các bạn chọn thuê bao 1 tháng sẽ trả bao nhiêu. Cái này các ban cứ đến các boutique của hãng sẽ có người hướng dẫn cụ thể. 

    Bước 6: Làm titre séjour 


    - Phần này quan trọng các bạn nên lưu ý đọc kỹ nhé. 
    - Đầu tiên các bạn sẽ phải đến Pôle Universitaire ?
    - Để làm titre, trước khi đến các bạn phải gọi điện thoại trước để làm rendez-vous. Số điện thoại là 04 67 41 67 87. Các bạn sẽ đi tramway ligne 1 loại màu xanh dương và dừng tại station place 1er Albert.

    Khi đến cần mang theo những giấy tờ như sau: 


    + Visa và passport original và bản photocopie
    + Giấy khai sinh đã dược dịch và công chứng
    + Giấy xác nhận tài chính của ngân hàng tại pháp thường thì nên có từ >4000euro trong đó cho cả năm học nhớ kêu nó đóng mộc và ghi rõ ngày tháng
    + 2 con tem thường ( có thể tìm mua tại poste hoặc bất kì tabac nào)

    Hợp đồng thuê nhà khi du học Pháp
    Hợp đồng thuê nhà khi du học Pháp

    + Certificat scolatité của trường bạn đang học. thường thì sau khi đăng kí nhập học chính thức và đóng tiền thì trường sẽ cấp giấy xác nhận.
    + 4 tấm hình khổ 4x6 passport đúng chuẩn ( font nền trắng, chụp thấy rõ tai và ko cười)
    + 1 bao thư đã dược dán tem sẵn
    + Hợp đồng thuê nhà 

    Lưu ý nếu nó có hỏi certificat médical thì các bạn nói là lúc xin visa tao đã kiểm tra rồi. Không phải lo lắng nhiều, vì đến dó các bạn sẽ được phát cho 1 cái dossier và họ sẽ chỉ dẫn điền vào như thế nào cho đúng.

    Bước 7: Xin trợ cấp tiền thuê nhà (CAF : Caisse d'Allocation Familière)

    Sau cùng là thủ tục xin trợ cấp hay còn gọi tắt là CAF, cái này thì các bạn không thể vội được vì các bạn phải đợi khi nào có titre séjour thì mới có thể làm hồ sơ xin CAF  được thường thi phải 3 tháng sau khi nộp hồ sơ thì mới nhận được titre de séjour.
     

    Thủ tục xin trợ cấp hay còn gọi tắt là CAF
    Thủ tục xin trợ cấp hay còn gọi tắt là CAF

    Thế là xem như những thủ tục giấy tờ cần thiết đã hoan tất, giờ thì là phần các bạn cố gắng nổ lực học tập, chúc các bạn 1 năm học thành công và đạt kết quả cao. Bài viết này mình đã cố gắng viết cụ thể và chia theo thứ tự từng việc để các bạn có thể nhanh chóng ổn định.. mọi người cố gắng tự mình làm, dừng ngại tiếng nói ko hiểu, ai cũng phải trải qua lúc ban đầu như thế, cứ xem đây như những thử thách ban đầu để vượt qua. 

    Nếu có ai có hứng thú tìm hiểu về thành phố Montpellier thì có thể ghé thăm đường link trên wiki do hội sinh viên Montpellier biên soạn để có thể cho các bạn cái nhìn đầu tiên và những hiểu biết ban đầu về thành phố và con người nơi đây http://vi.wikipedia.org/wiki/Montpellier.

    Tag: du học pháp, nên học ngành gì khi đi du học pháp, nhà ở tại pháp, kí túc xá, thuê nhà ở tại pháp có khó không, đăng kí túc xã tại pháp, hợp đồng thuê nhà tại pháp, các loại nhà thuê phủ hợp cho sinh viên, giá thuê nhà và kí túc xá tại pháp.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat