Tháp Eiffel - Một niềm tự hào của người dân đất Pháp
Mục lục bài viết
Tháp Eiffel- Một niềm tự hào của đất nước Pháp
Tháp Eiffel nằm ở bờ nam sông Seine thành phố Paris nước Pháp, được biêt đến là công trình kiến trúc cao nhất nước Pháp, cũng là một trong những biểu tượng của Paris.
Tháp Eiffel- Một niềm tự hào của đất nước Pháp
>>> Xem thêm: Các bước làm hồ sơ du học Pháp
Năm 1884, nhân ngày kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp Chính phủ Pháp đã quyết định tổ chức triển lãm Quốc tế và xây dựng một kiến trúc tháp kỷ niệm, ủy ban bình chọn cuối cùng đã chọn phương án thiết kế của nhà kiến trúc nổi tiếng Gustave Eiffel.
Cấu tạo một chiếc tháp là một điều đáng quan tâm : Tháp Eiffel cao 327,7 mét, tương đương với tòa cao ốc 100 tầng. Thân tháp hoàn toàn bằng sắt thép, trọng lượng tới 9.000 tấn, được hàn nối từ 12 ngàn chi tiết kim loại tạo thành. Trên tháp có 3 đài quan sát trên, giữa, dưới, có thể chứa cùng một lúc 10 ngàn người. Từ mặt đất đến đỉnh tháp có thang máy, mọi người cũng có thể đi theo 1.710 bậc thang bộ leo lên đỉnh tháp. Đài quan sát tầng cao nhất cách mặt đất 276 mét, diện tích 350 mét vuông; Đài tầng giữa cách đất 115 mét Quan sát từ trên tháp, toàn bộ Paris đều nằm gọn trong tầm mắt.
Một công trình được xây dựng rất kì công và đạt chất lượng tốt nhất
Thời gian đề hoàn thành chiếc tháp này quả là thật gian khổ.Tháp Eiffel thi công trong vòng 26,5 tháng, tiêu tốn trên 800 ngàn francs, hoàn thành tháng 3 năm 1889. Thiết kế của nó vô cùng chính xác, chặt chẽ, chu đáo. Trong thi công công trình hơn hai năm, không hề xảy ra bất cứ sự cố thương vong nào. Khi tổ hợp điều chỉnh các chi tiết, lỗ khoan đều rất khớp, đây là một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử kiến trúc.
Và cho đến bây giờ hình ảnh tháp Eiffel vẫn luôn luôn là biểu tượng của đất nước Pháp hiện đại, phát triển, đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế.
Biểu tượng đẹp sống mãi với thời gian
>> Xem thêm: Trung tâm tư vấn du học Pháp
13 điều nên biết về Tháp Eiffel
1. Tháp Eiffel không phải là tác phẩm của Gustav Eiffeil. Hai kỹ sư cao cấp Maurice Koechlin và Emile Nouguier đã thiết kế ra nó. Gustave Eiffel không dành quá nhiều sự quan tâm cho dự án này, song ông đã giới thiệu hai vị kỹ sư trên cho Stephen Sauvestre, Trưởng phòng kiến trúc của công ty do ông đứng đầu. Sau khi Sauvestre “gọt giũa” bản vẽ, Effeil có thiết kế cuối cùng và ông đã mua bằng sáng chế tác phẩm này.
2. Tháp Eiffel qua những con số: 300 công nhân, 18.038 mảnh sắt chạm trổ, 2,5 triệu đinh tán, nặng 10.000 tấn và cao 984,25 feet (300 mét).
3. Ngọn tháp được xây dựng để trở thành một biểu tượng của khoa học hiện đại, hay như Eiffel đã nói: “Không chỉ là nghệ thuật kiến trúc hiện đại, nó còn là bức tranh phản ánh thời đại của khoa học và công nghiệp mà chúng ta đang sống.” Tại thời điểm ngọn tháp đang được xây, một công nghệ khác cũng đang ở trong giai đoạn sơ khai – nhiếp ảnh. Lúc đó, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã ghi lại những khoảnh khắc của quá trình xây dựng ngọn tháp.
4. Tại thời điểm ngọn tháp được sinh ta, Eiffel là ngọn tháp cao nhất thế giới, cho đến tận 1930, khi tòa tháp Chrysler của thành phố New York cao 1.046 feet (318 mét) soán ngôi.
5. Các thang máy của ngọn tháp thoạt đầu đã không hoạt động. Ngày 6/5/1889, khách qua lại Triển lãm Thế giới được phép vào bên trong tháp, nhưng khoảng 30.000 vị khách đã phải trèo 1.710 bậc để lên đến đỉnh. Hệ thống thang máy cuối cùng cũng đi vào phục vụ vào ngày 26/5.
6. Dân chúng Paris ban đầu không ưa Tháp Eiffel, và coi nó là một cái gai trong mắt. Báo chí khi đó đã nhận được nhiều thư từ bày tỏ sự bực mình, cho rằng ngọn tháp không phù hợp với thành phố, nhiều nghệ sĩ cũng ghét nó. Có chuyện kể lại rằng, nhà viết tiểu thuyết Guy de Maupassant nói rằng ông chẳng có cảm tình gì với ngọn tháp, nhưng lại ăn bữa trưa hàng ngày tại cửa hiệu bên trong tháp. Khi được hỏi tại sao, Maupassant trả lời, đó là nơi duy nhất ở Paris mà ông không phải nhìn thấy nó ngay trước mặt (vì đang ở bên trong nó).
7. Tháp Eiffel thay đổi độ cao theo mùa. Bởi được làm từ sắt luyện, ngọn tháp nở ra khi phơi dưới nắng mùa hè, và nó cao thêm tới 6,75 inch (17 cm).
8. Tháp Eiffel được thiết kế để tồn tại chỉ trong 20 năm, nhưng quân đội và chính phủ Pháp đã khai thác nó để phục vụ cho viễn thông và truyền thông vô tuyến. Khi thời gian tồn tại cho phép kết thúc vào năm 1909, chính quyền thành phố Paris quyết định giữ lại ngọn tháp.
9. Tháp Eiffel đã tồn tại qua nhiều biến cố lịch sử trong suốt quãng thời gian tồn tại của nó. Ngọn tháp được sử dụng để truyền tín hiệu vô tuyến trong Chiến tranh Thế giới 1. Tới Chiến tranh thế giới 2, dây cáp thang máy bị cắt nên Đức quốc xã không thể sử dụng được ngọn tháp (sau khi quân đội Liên minh tiến vào thành phố, hệ thống thang máy được khôi phục). Ngọn tháp thậm chí vẫn tồn tại sau một trận cháy ở tầng trên cùng. Đến giờ, đã có trên 250 triệu khách từ khắp thế giới đã đến ngọn tháp này.
10. Ngọn tháp không phải chỉ sơn một màu duy nhất. Để tạo một cảm giác hài hòa, Tháp Eiffel được sơn sẫm màu ở phía trên và sáng dần lên ở phía dưới.
11. Nói về công tác bảo vệ cho ngọn tháp, 50 đến 60 tấn sơn đã được sử dụng mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ.
12. Đây không chỉ là một địa điểm du lịch thuần túy, Tháp Eiffel còn là trụ sở của nhiều tờ báo, bưu điện, phòng thí nghiệm khoa học, nhà hát…và có cả một sân trượt băng ở tầng 1.
13. Đây là công trình kiến trúc mang lại doanh thu có nhiều khách đến thăm nhất thế giới, thu hút gần 7 triệu khách mỗi năm (75% trong số đó là từ các nước khác).
(Nguồn: Internet)
Tag: du học pháp, nên học ngành gì khi đi du học pháp, nhà ở tại pháp, kí túc xá, thuê nhà ở tại pháp có khó không, đăng kí túc xã tại pháp, hợp đồng thuê nhà tại pháp, các loại nhà thuê phủ hợp cho sinh viên, giá thuê nhà và kí túc xá tại pháp, phỏng vấn visa du lịch pháp, xin visa pháp, bị từ chối visa France, xin visa France, rớt visa pháp, cách điền đơn xin visa pháp.
Tư vấn miễn phí
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060