357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Tìm hiểu hệ thống đào tạo khi du học Pháp

Mục lục bài viết

    Hệ thống đào tạo của Pháp là một trong những hệ thống đào tạo phức tạp và hoàn thiện nhất thế giới. Để chuẩn bị cho chương trình du học Pháp năm học 2016-2017, công ty tư vấn du học Pháp Phương Nam mời các bạn tham khảo loạt bài viết về hệ thống đào tạo của Pháp.

    Hình thức thi cử khi du học Pháp


    Ở Pháp, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (baccalauréat) và kì thi đại học được gộp lại thi chung rồi xét điểm và nguyện vọng để đăng kí. Phần lớn học sinh mới tốt nghiệp THPT đăng kí theo học chương trình LMD vì tính chất tổng quan, nghĩa là học sinh mới định hướng ngành chứ chưa hình thành một nghề cụ thể cho mình. LMD có thể cung cấp cho sinh viên những hiểu biết rộng về ngành mà mình theo đuổi, qua đó lựa  chọn nghề mà mình yêu thích và mình có khả năng theo đuổi, ví dụ như du học pháp ngành tâm lý học hay điều chế nước hoa đang được rất nhiều bạn quan tâm.
     
    Hình thức thi cử khi du học Pháp
    Hình thức thi cử khi du học Pháp

     
    Chữ L trong LMD nghĩa là Licence (cử nhân). Ở Pháp, thời gian đào tạo một cử nhân kéo dài trong 3 năm, trong đó, 2 năm đầu là thời gian đào tạo kiến thức cơ bản và bao quát về ngành, ví dụ: Licence Biologie (cử nhân sinh học) cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ngành sinh học, vi sinh, hóa học, toán, etc...Sang năm thứ 3, sinh viên được lựa chọn linh vực hẹp của mình. Giáo viên sẽ tùy điểm số và nguyện vọng của sinh viên mà tư vấn cho các em lựa chọn ngành nào là phù hợp nhất.
     

    Chương trình đào tạo thạc sĩ


    Sinh viên tốt nghiệp cử nhân thường theo học thạc sĩ để đào sâu kiến thức về chuyên ngành mà mình đã chọn từ cử nhân năm cuối. Đôi khi, sinh viên có thể nhờ thầy tư vấn xem chuyên ngành nào phù hợp với mình hơn. Các thầy giáo ở Pháp rất cởi mở, nhưng vì lượng sinh viên ở các trường đại học tổng hợp rất đông nên khó có thể bao quát được hết. Và như vậy, sinh viên du học Pháp phải chủ động.
     
    Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có thể lựa chọn theo học tiếp thạc sĩ chuyên nghiệp
    Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có thể lựa chọn theo học tiếp thạc sĩ chuyên nghiệp

     
    Chữ M trong LMD là Master (thạc sĩ). Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có thể lựa chọn theo học tiếp thạc sĩ chuyên nghiệp (master professionnel) hoặc thạc sĩ nghiên cứu (master recherche). Dù theo học chương trình nào thì sinh viên vẫn phải qua thạc sĩ bậc 1 (master 1). Ở Pháp, master 1 học rất nặng với nhiều kiến thức chuyên sâu và nhiều môn học, vì vậy sẽ là khó khăn với sinh viên du học Pháp trong việc tiếp thu kịp kiến thức nếu vốn tiếng Pháp không vững. 
     

    Cơ hội việc làm

    Sinh viên có nguyện vọng đi làm luôn sau khi có bằng thạc sĩ thường lựa chọn master professionnel với chương trình học hướng nhiều vào trong ứng dụng thực tế. Học xong chương trình này, sinh viên sẽ được thực tập 6 tháng trong công ty để nắm được công việc cụ thể. Đối với sinh viên muốn thực tập ở nước ngoài, các bạn có thể liên hệ phòng quan hệ quốc tế (service des relations internationales) của trường để biết thêm chi tiết.
     
    Sinh viên có thể liên hệ phòng quan hệ quốc tế của trường để biết về thông tin thực tập
    Sinh viên có thể liên hệ phòng quan hệ quốc tế của trường để biết về thông tin thực tập

     
    Sinh viên có nguyện vọng làm nghiên cứu sinh sau chương trình thạc sĩ du học Pháp sẽ theo ngạch master recherche. Học xong chương trình này, sinh viên sẽ thực tập 6 tháng trong một viện nghiên cứu của trường hay của một công ty. Sinh viên này sẽ phải viết luận văn thạc sĩ, tóm tắt luận văn và project của mình để trình lên giáo sư để xin hợp đồng nghiên cứu sinh.
     
    Những con số quan trọng về giáo dục ở Pháp:

    - 85 Trường đại học công lập
    - 224 Trường kỹ sư
    - 220 Trường thương mại
    - 291 Trường đào tạo tiến sĩ
    - 1200 Phòng thí nghiệm dành cho nghiên cứu
    - Cứ 3 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thì có 1 người là sinh viên nước ngoài

    Các loại bằng và tương đương về văn bằng

    Một hệ thống phong phú và thống nhất trên khắp Châu Âu. Nền giáo dục đại học và sau đại học Pháp áp dụng hệ thống có tên là “LMD” (“Cử nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ”), hệ thống chung của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Hệ thống này được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình du học của sinh viên trong nội bộ Châu Âu cũng như trên thế giới.

    Việc cấp bằng trên cơ sở một cấu trúc chung (L-M-D) dựa trên số lượng các học kỳ đã hoàn thành tính từ đầu năm học và số lượng tín chỉ ECTS tương ứng.

    - Cử nhân: yêu cầu 6 học kỳ với số lượng tín chỉ tương đương với 180 ECTS (3 năm học).
    - Thạc sĩ: yêu cầu 4 học kỳ sau trình độ Cử nhân, tương đương với 120 ECTS (tổng cộng 5 năm học và 300 ECTS).
    - Tiến sĩ: thông thường sau 16 kỳ học (tổng cộng 8 năm đào tạo).
    - ECTS : Hệ thống chu chuyển tín chỉ Châu Âu

    Các loại bằng và quá trình đào tạo được công nhận ở mức độ của Liên minh Châu Âu trên cơ sở một hệ thống tín chỉ chung có tên là Hệ thống chu chuyển tín chỉ (European Credits Transfer System - ECTS). Các tín chỉ ECTS có thể được tích lũy và chu chuyển, ví dụ như trong trường hợp sinh viên theo học một lúc tại nhiều cơ sở đào tạo của Châu Âu.

    Tổ chức các khóa học

    Năm học

    - Ở Pháp, năm học bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 tùy theo từng cơ sở và chương trình đào tạo.
    - Trong năm học sẽ có các kỳ nghỉ, đặc biệt là hai tuần vào tháng 12 và tháng 1 (Nô-en và năm mới).
    - Giữa hai học kỳ sẽ có một kỳ nghỉ ngắn, sau kỳ thi cuối học kỳ 1.
    - Kỳ nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng và bao gồm tháng bảy và tháng tám.

    Các loại bài giảng

    Trong giáo dục đại học và sau đại học ở Pháp, đặc biệt là đại học, có hai loại bài giảng khác nhau :

    - Bài thuyết trình : kiểu bài giảng này được tiến hành tại các giảng đường có từ 100 đến 1000 chỗ ngồi, dưới hình thức một bài thuyết trình của một giáo sư và sinh viên ghi chép. Các bài giảng thường được đóng thành một tập do giáo sư ấn hành và được phân phát cho sinh viên vào cuối khóa để ôn thi.
    - Bài có hướng dẫn-bài thực hành : các bài thực hành (TP) và bài có hướng dẫn (TD) được tổ chức theo nhóm nhỏ với mục đích minh họa cho các bài thuyết trình bằng việc thực hành và đào sâu kiến thức lý thuyết đã được giới thiệu trong bài thuyết trình.

    Trong các khóa đào tạo chuyên ngành tại trường đại học (DUT, cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành) đều có các khóa thực tập, thời gian làm việc tại doanh nghiệp cũng như các bài có hướng dẫn và bài thực hành.

    Kiểm tra kiến thức

    Có hai cách kiểm tra kiến thức tồn tại song song trong giáo dục đại học tại Pháp:

    - Kiểm tra thường xuyên: kiểm tra các kiến thức người học tiếp thu được thông qua các bài kiểm tra ở từng môn học và trong suốt năm học.
    - Các kỳ thi nhằm kiểm tra kiến thức của toàn bộ các môn học trong vòng vài ngày. Đây là một kỳ kiểm tra đầy đủ được tổ chức hai lần trong một năm.

    Ở trường đại học tổng hợp, các bài giảng thường được tổ chức dưới dạng các học phần (mô-đun), đây là các tập hợp thống nhất của các môn học do sinh viên tích lũy dần trong quá trình học tập : bằng tốt nghiệp sẽ ghi rõ có "n" học phần, trong đó có những học phần bắt buộc và những học phần tự chọn. Các học phần này chỉ phải học một lần và có giá trị vĩnh viễn.


    (Nguồn: Internet)


    Tag: du hoc phap, du học pháp cần điều kiện gì, du học pháp ngành gì, du học pháp có khó không, xin visa du học pháp, phỏng vấn visa du học pháp, chi phí du học pháp bao nhiêu, học phí tại trường đại học ở pháp, kinh nghiệm xin visa du học pháp.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat