357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocphap.com

Tổng quan các thủ tục cần làm khi du học Pháp

Mục lục bài viết

    TỔNG QUAN CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM KHI DU HỌC TẠI PHÁP

    Pháp là có nền giáo dục gần gũi và cởi mở với rất nhiều cơ sở đào tạo và phân bố rộng khắp trên lãnh thổ. Nền giáo dục đại học Pháp đào tạo nên những nhân tố xây dựng Pháp thành một quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học, quản lý và văn hóa. Đồng thời cũng là nước có số lượng sinh viên nước ngoài du học tại đây rất nhiều trong số đó có cả Việt Nam. Ngày nay, có khoảng 220.000 sinh viên quốc tế (chiếm 10% tổng số sinh viên tại Pháp) trong đó có 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp.

    Pháp là có nền giáo dục gần gũi và cởi mở với rất nhiều cơ sở đào tạo
    Pháp là có nền giáo dục gần gũi và cởi mở với rất nhiều cơ sở đào tạo

    Trung tâm tư vấn du học Pháp Phương Nam rất hanh hận được giúp đỡ và nâng bước cho thế hệ sinh viên Việt Nam có cơ hội được học tập tại đất nước xinh đẹp này.

    Cách sống

    Khác với người Anh, người Pháp có thói quen đón tiếp khách đơn giản hơn. Cuộc gặp gỡ đầu tiên luôn mang tính long trọng. Bạn sẽ hòa nhập với một gia đình người Pháp chỉ sau một thời gian ngắn. Người Pháp thường bắt tay nhau khi chào nhau. Tại bàn ăn, người Pháp thường chờ tất cả mọi người cùng ngồi vào bàn rồi mới bắt đầu ăn. Nếu bạn muốn hút thuốc, bạn cần phải hỏi ý kiến những người khác. Bạn nên tránh gọi điện thoại cho người khác sau 22 giờ, không nên đến sớm hơn khi được mời và đến trễ khi có hẹn.

    Văn hóa giao tiếp ở Pháp rất được quan tâm
    Văn hóa giao tiếp ở Pháp rất được quan tâm 

    Khi nói chuyện với một người khác, đại từ nhân xung ‘Vous’ dùng để diễn tả sự tôn trọng, nể nang và khoảng cách giữa bạn và người đối thoại. Bạn sẽ dùng ‘Vous’ khi bạn nói chuyện với những người bạn chưa biết rõ về họ, những người lớn tuổi hơn, có vị trí cao hơn. Đại từ nhân xưng ‘Tu’ diễn tả sự trìu mến, tình bạn được dùng thường xuyên giữa bạn bè với nhau. Bạn không nên xưng hô ‘Tu’ với một người lớn tuổi hơn nếu người đó không đề nghị xưng hô ‘Tu’ trước.

    Bảo tàng mở cửa vào cuối tuần và đóng cửa thứ 3 hàng tuần. Ngân hàng đóng cửa khá sớm vào buổi chiều, nhất là tại các tỉnh, nhưng bạn có thể tìm thấy rất nhiều quầy rút tiền tự động. Thẻ Master và Visa Card được sử dụng rất nhiều tại Pháp.
    Từ Pháp, bạn có thể dễ dàng khám phá châu Âu. Trong kỳ nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ dài ngày, bạn chỉ cần vài giờ là có thể đến các thủ phủ châu Âu như Amsterdam, Londres, Bruxelles, Barcelone hoặc Milan.

    Nền giáo dục gần gũi và cởi mở

    Có rất nhiều cơ sở đào tạo Đại học và phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước Pháp. Bên cạnh những trường ĐH nổi tiếng thế giới như Sorbonne, nước Pháp còn có những trường đào tạo về quản trị và kỹ sư hiện đại, những trường chuyên về nghệ thuật, du lịch, y khoa và các lĩnh vực khác... Rất nhiều cơ sở đào tạo Pháp đã tham gia vào chương trình đào tạo chung của châu Âu. Nhà nước Pháp cũng rất quan tâm đến giáo dục: 20% ngân sách nhà nước được dành cho giáo dục. Mỗi sinh viên đại học sẽ được nhận một khoản học bổng là 6.000 euro/năm.

    Văn hóa giao tiếp ở Pháp rất được quan tâm
                  Chính phủ Pháp hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên nước ngoài về học phí

    Mặc dù hầu hết các chương trình tại Pháp được giảng dạy bằng tiếng Pháp (ngôn ngữ của hơn 200 triệu người nói tiếng Pháp ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới), các bạn vẫn có thể học bằng một ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh với các chương trình đào tạo cao học về quản trị và đào tạo kỹ sư. Tại Pháp cũng có nhiều chương trình giảng dạy toàn phần hoặc bán phần bằng tiếng Anh (có 290 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh). Bạn không phải lo lắng khi bạn muốn học ĐH bằng chương trình tiếng Anh, nhưng nếu muốn cơi mở hơn, cũng như là cuộc sống sinh hoạt của bạn thuận lợi hơn thì bạn nên có trong tay mình trình độ DELF A2 để giao tiếp cơ bản nhất khi sang học tại Pháp.

    Học phí

    Học phí thay đổi tùy theo mỗi trường. Phí ghi danh hàng năm cho các chương trình đào tạo các văn bằng quốc gia do Nhà nước quy định. Nhà nước chi trả phần lớn chi phí đào tạo cho sinh viên Pháp cũng như sinh viên nước ngoài. Phí ghi danh hàng năm tại các trường Đại học tổng hợp khoảng từ 120 đến 1.000 euro tùy theo loại bằng cấp mà sinh viên theo học. Thông thường học phí tại trường công lập tầm 186 Euro/năm.

    Phí ghi danh hàng năm vào một trường công lập đào tạo kỹ sư để lấy văn bằng quốc gia khoảng từ 600 đến 2.000 euro.

    Học phí thay đổi tùy theo mỗi trường
    Học phí thay đổi tùy theo mỗi trường

    Học phí hàng năm của các trường thuộc cơ quan lãnh sự ( do phòng thương mại và công nghiệp quản lý) và các trường tư thục cao hơn học phí các trường công, đôi khi có thể lên tới hàng nghìn euro.

    Ngoài chi phí này, sinh viên cũng cần phải ước tính thêm tiền bảo hiểm y tế, chi phí cho cuộc sống ( tiền nhà, ăn uống …). Ước tính mỗi sinh viên cần phải chuẩn bị ít nhất là 650 euro mỗi tháng cho các khoản chi phí nêu trên để có thể học tập tại Pháp trong những điều kiện tốt nhất.

    Học bổng


    Chương trình học bổng của Chính phủ Pháp do Bộ Ngoại giao quản lý và cấp học bổng cho khoảng 22.000 sinh viên mỗi năm. Có 2 loại học bổng :

    - Học bổng nằm trong khuôn khổ của các chương trình hợp tác hàng năm giữa Đại sứ quán Pháp và Chính phủ nước sở tại.
    - Chương trình học bổng ‘Bourses d’excellence’ như chương trình Eiffel, Major.

    Chương trình học bổng của Chính phủ Pháp do Bộ Ngoại giao quản lý
    Chương trình học bổng của Chính phủ Pháp do Bộ Ngoại giao quản lý

    Lịch đăng ký hồ sơ

    Việc liên hệ với các trường phải được tiến hành sớm nhất nếu có thể để hồ sơ của bạn đúng hạn ( thông thường hạn cuối nộp hồ sơ là ngày 30/4 hàng năm).

    Các trường sẽ trả lời bạn vào khoảng từ 15/6 đến 15/9. Như vậy, đối với một số trường hợp, nếu trường trả lời trễ, bạn chỉ có chưa đến một tháng để chuẩn bị lên đường sang Pháp. Đối với các khóa học khai giảng vào tháng 1, hồ sơ bắt buộc phải gửi đến trường trước ngày 30/10 của năm trước đó.

    Năm học đại học ở Pháp khai giảng vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6
    Năm học đại học ở Pháp khai giảng vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6

    Bạn chỉ có thể đăng ký học chính thức khi bạn đã sang đến Pháp. Nhà trường sẽ trao cho bạn giấy nhập học chính thức và thẻ sinh viên. Những giấy tờ này khẳng định bạn đã chính thức trở thành sinh viên của nhà trường. Năm học đại học ở Pháp khai giảng vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6.

    Sinh viên muốn đăng ký vào học năm thứ nhất đại học (giai đoạn đại cương hoặc ngành y) phải tuân theo một tiến trình hồ sơ đặc biệt ( DAP-yêu cầu chấp nhận trước) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Pháp.

    Visa sinh viên

    Sinh viên Việt Nam đến Pháp du học phải làm thủ tục xin thị thực dài hạn loại "sinh viên" nếu thời gian học dài hơn 3 tháng. Thị thực này sẽ cho phép sinh viên đăng ký thẻ cư trú thường có giá trị một năm học và được phép gia hạn trong suốt quá trình học tập tại Pháp khi sinh viên xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

    Visa du học Pháp là một trong những yếu tố quan trọng khi làm hồ sơ
    Visa du học Pháp là một trong những yếu tố quan trọng khi làm hồ sơ

    >> Xem thêm: Du học Pháp cần chuẩn bị những gì?

    Nhà ở


    Bạn cần phải biết rằng tìm một căn phòng sinh viên tại Pháp, nhất là ở Paris, không phải là một chuyện dễ dàng. Tại Pháp có một mạng lưới các Ký túc xá đại học cung cấp những chỗ ở phù hợp với sinh viên (phòng đơn, căn hộ một phòng, căn hộ nhiều phòng). Bạn cần phải đăng ký trên trang web của CROUS (trung tâm hỗ trợ đại học và học đường) http://www.crous.fr/ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 4 và chờ câu trả lời.

    Giấy chứng minh nhà ở là một trong những thủ tục cần thiết nhất khi nộp hồ sơ xin Visa
    Giấy chứng minh nhà ở là một trong những thủ tục cần thiết nhất khi nộp hồ sơ xin Visa

    Tiền thuê phòng khoảng 120 euro/tháng, căn hộ 1 phòng khoảng 300 euro/tháng. Tuy nhiên, sinh viên không đi theo dạng học bổng của chính phủ Pháp khó có thể đăng ký loại hình nhà này. Ngoài ra, tùy theo khả năng tài chính cũng như địa điểm trường học, sinh viên cũng có thể đăng ký vào các ký túc xá tư nhân với chi phí cao hơn ký túc xá đại học. Trong mọi trường hợp, sinh viên nên đăng ký càng sớm càng tốt để có được chỗ ở tại Pháp.

    Tag: du học pháp, nên học ngành gì khi đi du học pháp, nhà ở tại pháp, kí túc xá, thuê nhà ở tại pháp có khó không, đăng kí túc xã tại pháp, hợp đồng thuê nhà tại pháp, các loại nhà thuê phủ hợp cho sinh viên, giá thuê nhà và kí túc xá tại pháp, phỏng vấn visa du lịch pháp, xin visa pháp, bị từ chối visa France, xin visa France, rớt visa pháp, cách điền đơn xin visa pháp.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat